Nằm ngay tại trung tâm thị trấn Côn Đảo, cách chợ dân sinh chỉ khoảng 1km là hệ thống nhà tù Côn Đảo, nơi được mệnh danh là địa ngục trần gian. Là một trong 23 di tích đặc biệt của quốc gia, nên nhà tù Côn Đảo luôn có rất đông khách du lịch tới tham quan nhằm có thêm hiểu biết lịch sử, cũng như càng thêm biết ơn những người đã ngã xuống để đổi lấy nền hòa bình, tự chủ cho dân tộc.
Được Pháp & Mỹ xây dựng và vận hành trong 113 năm
Hệ thống nhà tù Côn Đảo, được Pháp xây dựng lần đầu tiên vào năm 1862, hoạt động liên tục cho đến ngày miền nam được giải phóng, ngày 30 tháng 4 năm 1975. Trong suốt 113 năm tồn tại, thực dân Pháp vận hành quản lý từ năm 1862 đến năm 1955, sau đó là Mỹ – Ngụy từ năm 1955 đến năm 1975.
Bao gồm nhiều trại giam
Liên tục được xây dựng và cải tạo, nhà tù Phú Quốc bao gồm nhiều trại giam: Trại Phú Hải, Trại Phú Sơn, Trại Phú Thọ, Trại Phú Tường, khu biệt lập Chuồng Cọp, khu Chuồng Bò, Trại Phú An, Trại Phú Phong và Trại Phú Hưng với 127 phòng giam, 44 xà lim và 504 phòng giam biệt lập.
Nhằm giam cầm và hủy hoại ý chí chiến đấu của tù nhân chính trị
Hệ thống nhà tù Côn Đảo được thực dân, đế quốc, tay sai giam giữ tù nhân chính trị, tử tù… Nơi đây thời Pháp thuộc đã giam giữ những người tham gia các phong trào cách mạng và những người yêu nước chống lại chính phủ thuộc địa, và sau đó lại được Mỹ sử dụng để giam cầm tù nhân.
Khiến cho rất nhiều chiến sĩ cách mạng đã ngã xuống
Người ta không thể tính hết được số người chết tại nhà tù Côn Đảo là bao nhiêu, chỉ có thể ước lượng được khoảng 20.000 tù nhân đã ngã xuống. Ngày nay, phần lớn hài cốt chiến sĩ đã được an nghỉ tại nghĩa trang Hàng Dương. Tuy nhiên, chỉ một phần nhỏ là lưu lại được tên tuổi, phần lớn là vô danh hoặc được chôn trong các ngôi mộ tập thể.
Trại Phú Hải là trại giam lâu đời nhất
Tại hệ thống nhà tù Côn Đảo, có 20 hạng mục công trình được côn nhận là di tích cấp quốc gia. Nhưng điển hình và lâu đời nhất, được sử dụng nhiều nhất là trại Phú Hải. Trại này được xây dựng vào năm 1962, được sử dụng qua 2 đời thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.
Bởi tồn tại lâu đời, nên trại Phú Hải cũng là nơi chứng kiến nhiều tù nhân ngã xuống. Trại giam này gồm 2 dãy với tổng cộng 10 phòng giam. Nổi tiếng nhất là phòng giam số 6 bởi là được coi là phòng giam tử thần tại trại Phú Hải.
Tất cả từ nhân bị giam giữ nơi đây đều bị đánh đập, tra tân dã man, họ không được mặc quần áo, phải đi vệ sinh tại chỗ và bị xích lại bằng xiềng. Có đến hàng ngàn tù nhân bị giam giữ tại đây, lúc đỉnh điểm một buồng giam có tới 200 tù nhân.
Ngoài việc bị giam cầm, tra tấn, các tù nhân còn phải lao động khổ sai. Một trong các hình thức khổ sai là lao động tại hầm say lúa. Đây là căn hầm được bịt kín nhằm không cho bụi từ lúa gạo thoát ra ngoài. Bên trong hầm là 5 cối say lớn, được vận hành bởi 40 – 50 tù nhân bị buộc tạ sắt nặng 3 – 7kg. Mỗi ngày chúng yêu cầu tù nhân phải say 200 bao thóc. Các tù nhân phải làm việc tại đây thường sẽ chết vì đuối sức và lao phổi trong khoảng 3 tháng. Đồng chí Tôn Đức Thắng đã từng bị lao động khổ sai tại đây.
Đập đá là một hình thức khổ sai khác. Để xây dựng các trại tù, thực dân Pháp cần rất nhiều đá, nên đã huy động tù nhân đập đá để làm nguyên liệu, cũng như là một hình thức tra tấn khác. Chính tại khu vực này, cụ Phân Chu Trinh đã phải lao động khổ sai và làm ra bài thơ nổi tiếng: Đập đá ở Côn Lôn.
Còn khu vực chuồng cọp là nơi có tội ác kinh hoàng nhất
Được xây dựng từ nhăm 1940 bởi thực dân Pháp, chuồng cọp là mật khu bị Pháp che đậy suốt hơn 30 năm. Đây là nơi các tù nhân bị tra tấn tàn ác về cả thể xác lẫn tinh thần.
Chính thức bị đóng cửa khi đất nước giải phóng
Mãi đến ngày 30-04-1975, khi quân giải phóng tiến vào dinh độc lập, Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, thì hệ thống nhà tù Côn Đảo mới hoàn toàn sụp đổ, tù nhân được phóng thích. Tuy nhiên, những vết thương về cả thể xác và tinh thần thì gần như không thể lành lại được.
Và trở thành điểm tham quan hút khách tại Côn Đảo
Sau ngày giải phóng, nhà nước công nhận Côn Đảo là di tích cấp quốc gia, được tu tạo và bảo tồn để trở thành một địa điểm tham quan, nơi du khách thập phương có thể đến để hiểu biết thêm về công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc trong suốt gần thế kỷ.
Bình luận (0)