Một lần đến tham quan Côn Đảo, du khách không thể nào bỏ qua những trại giam biệt lập của hệ thống nhà tù Côn Đảo – nơi sử dụng để giam giữ và thực hiện những hành động tra tấn tàn ác bậc nhất thế gian. Một trong số đó là Chuồng Cọp Kiểu Pháp. Cùng hãy cùng tìm hiểu để biết rõ hơn về nơi này, cũng như để thấm thía nỗi đau của những anh hùng từng bị giam cầm nơi đây.
Bị giấu kín suốt 30 năm
Chuồng cọp kiểu Pháp là một trong những sự kiện vi pháp nhân quyền nghiêm trọng nhất, nhưng dư luận trong nước & quốc tế lại không hề hay biết suốt 30 năm. Tuy được thực dân Pháp xây dựng từ những năm 1940, nhưng thế giới bên ngoài không hề hay biết về sự tồn tại của nó.
Lối vào được giấu một cách kín kẽ
Lối vào chuồng cọp Pháp không hề có một cánh cổng chính nào, mà được bưng bít, che chắn phía sau những bức tường với hàng rào dây thép gai kiên cố của 3 trại giam khác thuộc khu trại Phú Tường. Cách duy nhất để đi vào là lách qua một cánh cổng rất nhỏ luôn bị khóa trái, được ngụy trang như thể không được sử dụng lâu dài.
Thậm chí, khoảng đất trống phía trước cánh cửa còn được trồng rau và các loại thực vật nhằm mục đích che mắt những đoàn kiểm tra và quan sát viên Quốc Tế.
Cả những tù nhân của chuồng cọp cũng không biết vị trí của nơi này
Trước khi bị dẫn đến chuồng cọp kiểu Pháp, các tù nhân chính trị luôn bị tra tấn đến ngất, hoặc bị bịp mắt, nên không ai biết mình đã bị dẫn đi đâu. Nếu được ra, họ cũng được dẫn ra bởi một lối đi khác nhằm đánh lạc hướng, nên bản thân các tù nhân không thể biết vị trí chính xác nơi này.
Mãi đến năm 1970 mới bị phanh phui
Phải đến năm 1970, khi bí mật của chuồng cọp kiểu Pháp bị một đoàn dân biểu Mỹ phát hiện, thì những tội ác tàn độc của chế độ cai trị này mới được đưa ra ánh sáng. Người ta không thể hình dung ra con người lại đối xử với con người một cách tàn ác đến như vậy.
Chuồng cọp được hoạt động & vận hành biệt lập
Chuồng cọp kiểu Pháp có thể được coi như nhà tù bên trong nhà tù, bởi nó có đầy đủ các khu vực chức năng để hoạt động một cách độc lập. Với tổng diện tích là 5.475m2, diện tích phòng giam là 1.408m2 , khoảng không gian trống là 2.194 m², phòng giam có kích thước 1,45 m x 2,5 m. Bên cạnh phòng giam còn có các phòng khác như bếp, nhà kho, bệnh xá, sân vườn.
Có những phòng giam trong nhà
Hệ thống phòng giam bên trong được bố trí tại 2 dãy nhà, mỗi dãy gồm 20 chuồng cọp. Có cầu thang để đi lên nóc các chuồng cọp. Các nóc này được nối liền nhau và có song sắt để người gác ngục có thể quan sát tù nhân từ trên cao, cũng như để thực hiện các biện pháp tra tấn.
Và ngoài trời…
Bên cạnh những chuồng giam trong nhà là một dãy với 60 chuồng cọp không có mái tre nhằm thực hiện những cách thức tra tấn ngoài trời, nhằm lợi dụng điều kiện mưa nắng khắc nghiệt. Những tù nhân nơi đây thường gọi vui chúng là “phòng tắm nắng”.
Tù nhân đã phải sống trong điều kiện khắc nhiệt
Có lẽ rất khó để tìm ra một từ ngữ để miêu tả cho điều kiện cuộc sống nơi đây. Bên trong chuồng cọp với diện tích chưa đầy 4m2 luôn có từ 5 đến 12 tù nhân ăn, ngủ, vệ sinh cùng một chỗ. Các bữa ăn cũng rất kham khổ chỉ có gạo loãng nấu với mắm thối, họ thường phải bắt côn trùng, bò sát trên tường để cải thiện bữa ăn.
Và chịu đựng muôn vàn kiểu tra tấn
Nhằm khuất phục ý chí chiến đấu của các tù nhân cách mạng, thực dân Pháp và bè lũ tay sai đã nghĩ ra muôn vàn phương thức tra tấn như thời Trung Cổ. Phổ biến trong số đó là đâm gậy tẩm độc hoặc rắc vôi bột, dội nước bẩn từ trên cao.
Bên cạnh đó, các phòng phơi nắng cũng diễn ra nhiều hình thức tra tấn khốc liệt. Điển hình là hình thức tứ trụ, bốn tên cai ngục vây quanh một tù nhân và lần lượt đánh bằng hung khí, rồi bỏ lại nạn nhân chịu cảnh nắng mưa vô thời hạn.
Bệnh xá lại là nơi hành hình
Bên trong khu chuồng cọp kiểu Pháp có một khu bệnh xá, nhưng chỉ được dựng lên để che mắt. Các loại hình hành quyết hoặc tra tấn bằng hình thức mổ bụng, moi gan được thực hiện tại nơi này.
Đã có rất nhiều tù nhân bỏ mình
Phải sống trong cảnh địa ngục trần gian, nên đã có rất nhiều tù nhân bị bỏ mình. Tất cả đều được chôn cất qua loa tại khu vực chuồng bò, hoặc khu hàng keo. Khi đất nước được giải phóng, nhà nước và nhân dân đã gom các bộ hài cốt này vào nghĩa trang Hàng Dương để ngày đêm hương khói, nhằm an ủi linh hồn của những anh hùng bất khuất. Rất nhiều trong số đó là những ngôi mộ vô danh, hoặc phải chôn trong các ngôi mộ tập thể.
Nhưng cũng hun đúc ra nhiều Đảng viên xuất sắc
Chính tại nơi địa ngục của địa ngục này, rất nhiều chiến sĩ cách mạng đã tôi luyện được ý chí sắc son, để lại tiếng thơm muôn đời, trong đó phải kể đến: Ngô Gia Tự, Nguyễn Văn Cừ, Tôn Đức Thắng, Lê Hồng Phong, Phạm Văn Đồng, Lê Duẩn, Phạm Hùng, Nguyễn Văn Ninh, Lê Đức Thọ, và đặc biệt là nữ anh hùng Võ Thị Sáu, người đã hóa thành trong tâm trí của người dân Côn Đảo.
Là nơi đáng để viếng thăm ít nhất một lần
Ngày nay, chuồng cọp kiểu Pháp là nơi được đông đảo du khách đến tham quan mỗi khi có dịp đặt chân đến Côn Đảo. Đây là một điểm phải đến, để hiểu rõ hơn những tội ác mà thực dân Pháp đã gây ra trong suốt quá trình đô hộ. Chuồng cọp kiểu Pháp cũng luôn nằm trong chương trình tour du lịch Côn Đảo do Công Ty Cổ Phần DVTM Ngọc Anh tổ chức
Bình luận (0)